PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (1), GS.TS. Bùi Đình Dinh (2)
(1) Nguyên Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1995 – 1999). (2) Nguyên Phó Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.
Tóm tắt

Chương trình bón phân cân đối (BALCROP) trong giai đoạn 1994 – 1997 và 1998 – 2002 được thực hiện bởi Viện lân và kali (PPI, Mỹ), sau này đổi tên thành viện dinh dưỡng cây trồng quốc tế (IPNI), Viện lân và kali Canada (PPIC), viện kali quốc tế (IPI, Thụy sỹ), Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (SFRI), Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS) và Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI). Chương trình được điều phối bởi GS. Nguyễn Vy, GS. Bùi Đình Dinh, TS. Helmut von Uexkull, TS. E. Mutert, TS. Nguyễn Văn Bộ, với sự tham gia của ông Nguyễn Trọng Thi, Đỗ Đình Thuận, Công Doãn Sắt và rất nhiều cộng tác viên tại các đơn vị nghiên cứu của Việt Nam. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bón phân cân đối không chỉ đảm bảo bón phân theo nguyên lý “4 đúng” mà còn phải đạt được cân đối hữu cơ – vô cơ, tỷ lệ dinh dưỡng từ đất và phân bón, hài hòa quan hệ dinh dưỡng và giống, cơ cấu cây trồng, điều kiện khí hậu, thời tiết… Khi có bón hữu cơ, hiệu suất sử dụng phân vô cơ, nhất là phân đạm tăng thêm, ngược lại, phân hóa học cũng làm tăng hiệu quả của phân hữu cơ. Giữa các yếu tố hinh dưỡng, bón cân đối cũng làm tăng hiệu quả của mỗi nguyên tố, mức độ tương hỗ phụ thuộc loại đất, mùa vụ, giống và cơ cấu cây trồng. Cũng cần lưu ý rằng, các nghiên cứu này đã được tiến hành cách đây gần 30 năm, do vậy kết quả có thể không còn đúng hoàn toàn với thực tế hiện nay. Tuy nhiên, quy luật của bón phân cân đối sẽ không bao giờ lạc hậu.
Từ khóa: bón phân cân đối, tác động tương hỗ, đối kháng dinh dưỡng.

(Bài đăng trên Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa – 50 năm xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 340-361).

Tải file: Nguyen Van Bo – Bon phan can doi

Chia sẻ

Để lại bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *