Nguyễn Đức Dũng, Trần Thị Huế, Lã Tuấn Anh

Tóm tắt

Đánh giá được thực trạng và yếu tố hạn chế của đất là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý dinh dưỡng phù hợp, nâng cao năng suất, chất lượng rau, màu theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất rau an toàn. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên điều tra, thu thập, phân tích đất của 90 điểm ở các vùng chuyên canh rau, màu của 3 huyện/thành phố: Phổ Yên, Phú Bình, Tp. Thái Nguyên trong 2 năm (2017 – 2018). Kết quả cho thấy: độ phì nhiêu đất thấp và một số tính chất hóa học biến động lớn giữa các điểm nghiên cứu, pH dao động 3,79 – 7,08, OC khoảng 0,53 – 3,13%, P2O5 dễ tiêu 2,34 – 18,20 mg/100 g đất, K2O dễ tiêu 2,96 – 45,20 mg/100 g đất, Ca2+ khoảng 1,05 – 8,29 cmol/kg đất, Mg2+ khoảng  0,15 – < 6,7 cmol/kg đất, Mn2+ khoảng 11,20 – 595,0 mg/kg đất. Đối với hàm lượng kim loại nặng trong đất: As dao động 1,57 – 11,60 mg/kg đất, Cd khoảng 0,02 – 0,5 mg/kg đất và Pb khoảng 16,80 – 46,50 mg/100 g đất. Hàm lượng các chỉ tiêu kim loại nặng đều trong ngưỡng cho phép đối với sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên một số điểm có hàm lượng asen gần với ngưỡng giới hạn cho phép.

Từ khóa: Các bon hữu cơ, độ phì nhiêu đất, kali dễ tiêu, kim loại nặng, lân dễ tiêu, pHKCl, rau màu, yếu tố hạn chế.

(Bài đăng trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn – Chuyên đề 50 năm Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Tháng 10 năm 2019, trang 22 – 27).

Tải file: Dat rau Thai Nguyen 2019.pdf

Chia sẻ

Để lại bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *