– Thời gian sinh trưởng của ngô

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của ngô ảnh hưởng đến năng suất:

  • Giai đoạn từ khi mọc mầm đến giai đoạn V3 (3 lá): sẽ ảnh hưởng đến số bắp/ha và số bắp/cây
  • Giai đoạn từ V4 (4 lá thật) đến V12 (12 lá thật): sẽ ảnh hưởng đến số hạt hàng/bắp.
  • Gai đoạn từ trổ cờ đến chín sữa (R1): sẽ ảnh hưởng đến số hạt/hàng
  • Giai đoạn chín sữa (R1) đến thu hoạch (R6): sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng hạt

* Đặc điểm dinh dưỡng đạm đối với ngô

* Đặc điểm hút đạm:

Cây ngô hút đạm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhưng lượng hút tập trung mạnh từ 25 – 75 ngày sau khi trồng (Đối với giống sinh trưởng 120 – 125 ngày) giai đoạn này cây ngô hút 56 % tổng lượng đạm hút trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Hai thời kỳ cây ngô sử dụng ít đạm hơn là từ khi gieo đến 25 ngày đầu và 25 ngày trước khi chín hoàn toàn. Tổng nhu cầu đạm ở cả hai giai đoạn này chỉ chiếm 18 – 20%. Còn lại lượng đạm hút trong giai đoạn từ 75 ngày đến 100 ngày là 20 – 26%.

– Lượng dinh dưỡng khuyến cáo theo năng suất cây trồng

* Đặc điểm dinh dưỡng của lân đối với ngô

* Đặc điểm hút lân:

– Từ 0-25 ngày đầu hút 9 –10 % tổng lượng lân hút,- Từ 25 đến 50 ngày đầu hút 40 – 43 % tổng lượng lân hút,– Từ trỗ cờ đến phun râu hút 28 – 33 % tổng lượng lân hút,- Từ làm hạt đến chín đến phun râu hút 14 – 17 % tổng lượng lân hút.

Với đặc điểm hút lân như trên, nếu đất trồng là đất đồi núi, lân bị cố định chặt bởi Fe3+ và Al3+ thì nên chỉ bón lót 50% còn 50% còn lại sử dụng bón thúc. Sử dụng phân hỗn hợp chứa đủ NPK để bón thúc, tốt nhất là sử dụng NPK tỷ lệ 18 – 18 – 18.

Bảng: Nhu cầu lân đối với ngô (trên đất ít bị cố định P)

Trên cơ sở 40 kg P2O5/t hạt thu được (hiệu suất 57 kg hạt/kg P) được bổ sung 20% phần hạt và thân lấy đi theo sản phẩm thu hoạch.

Bón lót 100% P.

Cần xem xét: P cố định, P dễ tiêu, các tính chất khác của đất và hệ thống canh tác

* Đặc điểm dinh dưỡng kali đối với cây ngô

* Đặc điểm hút  kali

– Từ 0-25 ngày đầu hút 30 % tổng lượng kali hút,- Từ 25 đến 100 ngày đầu hút 65 % tổng lượng kali hút,- Từ 100 ngày đến chín đến phun râu hút 14 – 17 % tổng lượng kali hút.

Bảng: Nhu cầu kali của ngô

Dựa trên 40 kg K2O/t hạt thu được (hiệu suất nông học 30 kg hạt/kg K) bổ sung bằng 20% lượng lấy đi theo hạt, thân sản phẩm thu hoạch.

Bón 100% lượng K2O bón lót nếu lượng bón < 75 kg K2O/ha.

Bón 50% lượng K2O bón lót và 50% giữa vụ nếu lượng bón > 75 kg K2O/ha.

Tuy nhiên cần xem xét: K trao đổi, lượng phụ phẩm trả lại, một số tính chất khác của đất, hệ thống canh tác.

* Các biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên lá ngô

Các biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên lá ngô:

  • Thiếu lân cây phát triển còi cọc, lá giá có màu tím từ gân lá và lan đều hai phần mém lá. Khi thấy biểu hiện thiếu xuất hiện trên cây thường khó khắc phục và hiệu quả thấp.
  • Khi thiếu kali lá có biểu hiện vàng, mất màu, hoại tử chạy theo hai bên mép lá và lan vào cuống (gân lá). Trên bắp thiếu kali hạt thường không đầy (khuyết), bắp nhỏ, năng suất thấp. Cần phát hiện và điều chỉnh bằng phân bón.
  • Khi thiếu đạm cây phát triển còi cọc, lá vàng, nhỏ, vàng từ gân lá lan ra hai bên mép lá, thường xuất hiện trên lá già. Những ruộng thiếu đạm thường rất dễ phát hiện, tuy nhiên cần phân biệt rõ với triệu chứng thiếu kali trên lá. Khắc phục bằng việc bón thêm đạm khi ngô ở giai đoạn còn non.
Chia sẻ

Để lại bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *