Nhu cầu dinh dưỡng của lúa

Hình 1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa

Nhu cầu về số lượng: Để tạo được 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7- 0,9 kg P2O5 ; 3,2 kg K2O và 2kg Si. Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số lượng phân bón như sau: 8-10 tấn phân chuồng, 100 -120 kg N/ ha, 100 -120 kg P2O5/ ha và 30 -60 kg K2O/ ha. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 – 150 kg P2O5/ ha.

1. Dinh dưỡng đạm (Ký hiệu là N).

Đạm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, thiếu đạm cây phát triển thân lá kém, lá chuyển màu xanh vàng, cây thấp, bông ngắn, lép nhiều. nếu bón quá nhiều đạm, bón không cân đối với lân và kali hoặc bón không đúng kỹ thuật dễ dẫn đến lốp đổ, hạt lép nhiều, sâu bệnh phá hại nặng.

Hình 2: Cây lùn, vàng. Lá già hoặc cả cây thường xanh hơi vàng

+ Nguyên nhân thiếu N

  • Khả năng cung cấp N của đất thấp
  • Bón không đủ N khoáng
  • Hiệu quả sử dụng N thấp (do bốc hơi, phản đạm hóa, bón không đúng lúc, không đúng chỗ hoặc rửa trôi)

+ Thường xuất hiện thiếu đạm ở

  • Các loại đất có hàm lượng hữu cơ thấp (<0,5% OC, đất chua có kết cấu thô).
  • Các loại đất có khả năng cung cấp N thấp (đất phèn, đất mặn, đất thiếu P, đất tiêu nước kém)

+ Cách khắc phục

  • Xử lý thiếu N dễ, cây phản ứng rất nhanh đối với N. Có thể nhìn thấy sau 2 – 3 ngày (lá xanh lên, sinh trưởng nhanh hơn).

2. Dinh dưỡng lân (Ký hiệu là P)

Cần thiết cho việc dự trữ và vận chuyển năng lượng. P di chuyển trong cây và thúc đẩy đẻ nhánh, phát triển rễ, trỗ và chín sớm. P đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đầu sinh trưởng.+ Biểu hiện thiếu và ảnh hưởng của thiếu P đến sinh trưởng của câyCây lùn, xanh tối, lá dựng đứng và đẻ nhánh kém (Hình 3)+ Đất thiếu PĐối với đất lúa nước có ít hoặc không có CaCO3 tự do, kết quả phân tích đất bằng Olsen hoặc Bray1 được phân cấp như sau:

Phản ứng với PP (Olsen)

mg P /kg đất

P (Bray)

Mg P/kg đất

Cao< 5< 7
Thích hợp5 – 107 – 20
Chỉ khi năng suất cao> 10> 20

+ Nguyên nhân thiếu P

  • Khả năng cung cấp P của đất thấp
  • Bón không đủ lượng P
  • Hiệu quả sử dụng P thấp do mức độ cố đinh P cao hoặc do xói mòn
  • Bón thừa N nhưng thiếu P
  • Phương thức trồng lúa (thiếu P thường xảy ra ở ruộng lúa gieo sạ thẳng, vì mật độ cao, bộ rễ nông)

Hình 3: Lúa thiếu lân, cây lùn, xanh tối, lá dựng đứng và đẻ nhánh kém

+ Các loại đất có khuynh hướng thiếu P

  • Đất có kết cấu thô, ít hữu cơ, lượng P thấp
  • Đất cacbonat, đất mặn, đất giàu natri
  • Đất núi lửa (cố định P mạnh), than bùn và đất phèn.

 

Hình 4: Lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém

+ Xuất hiện thiếu Do bón thừa N hoặc N + K nhưng bón thiếu

+ Cách khắc phục thiếu lân (P)

P cần được tính toán dài hạn. Bón phân lân tạo ra hiệu lực tồn dư trong nhiều năm. Bón lân cần duy trì mức P dễ tiêu trong đất để đảm bảo cung cấp đủ P không hạn chế đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả sử dụng N.

3. Dinh dưỡng Kali (ký hiệu là K).

Kali có tác dụng làm cứng cây, quang hợp tốt, bông to, chắc hạt, chống rét, hạn chế sâu bệnh. Kali dễ hoà tan, phân huỷ nhanh. Không nên bón kali khi lá lúa còn ướt sẽ làm khô táp lá.+ Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu K đến sinh trưởng của câyCây có màu xanh tối, mép lá có màu nâu hơi vàng những đốm màu nâu tối xuất hiện đầu tiên ở đầu các lá già (Hình 5).

Dấu hiệu bị bệnh (đốm lá màu nâu, đốm lá Cercospora, thối lá, thối thân và thối bẹ lá do vi khuẩn,..) thường xuất hiện nhiều hơn ở vùng bón thừa N nhưng không đủ K

Hình 5: Biểu hiện khi lúa thiếu kali, mép lá mầu nâu vàng từ đỉnh lá

+ Thiếu K trong đất Hàm lượng K trao đổi trong đất lúa nước

Mức phản ứng với KK trao đổi (cmolc/kg đất)
Cao< 0,15
Thích hợp0,15 – 0,45
Chỉ khi năng suất cao> 0,45

+ Nguyên nhân thiếu hụt K

  • Khả năng cung cấp K của đất thấp
  • Bón không đủ K khoáng
  • Lấy hết K theo rơm rạ
  • Lượng K có trong nước tưới ít
  • Mức độ cố định K của đất cao hay mất do rửa trôi
  • Sự có mặt của các chất khử quá nhiều trong đất tiêu nước kém (ví dụ H2S, axit hữu cơ, Fe2+) hạn chế đến sinh trưởng và hút K của cây.

Tỷ lệ Na:K; Mg:K hoặc Ca:K trong đất lớn và trong môi trường đất mặn, nhiều Na. Thừa Mg trong các loại đất hình thành trên đá kiềm. Nồng độ bicacbonat trong nước tưới lớn.

Hình 6: Lá biểu hiện thiếu kali ở giai đoạn chín

+ Xuất hiện sự thiếu K

  • Bón phân thừa N hoặc N + P nhưng không đủ K
  • Gieo dày, rễ nông.
  • Các giống lúa lai nhu cầu nhiều K hơn

+ Các loại đất có khuynh hướng thiếu K

  • Đất có cấu tượng thô, dung tích hấp thu thấp và K trong đất thấp
  • Đất chua, phong hóa mạnh, CEC thấp.
  • Đất sét cố định K cao vì có mặt nhiều khoáng sét 2:1
  • Đất có hàm lượng K lớn và tỷ lệ (Ca + Mg):K cũng rất lớn
  • Bị rửa trôi ở đất phèn “cổ”
  • Đất tiêu nước kém và khử mạnh
  • Đất hữu cơ

+ Khắc phục thiếu K

Quản lý K cần được thực hiện như quản lý độ phì nhiêu đất dài hạn vì K không dễ bị mất đi hoặc được bổ sung bằng quá trình hóa học và sinh học. Quản lý K phải đảm bảo rằng hiệu quả sử dụng N không bị hạn chế do thiếu K

4. Dinh dưỡng kẽm (Kí hiệu Zn)

Kẽm là nguyên tố cần thiết cho hàng loạt quá trình sinh hóa trong cây lúa. Zn tích lũy ở rễ nhưng có thể được chuyển đến các bộ phận khác của cây. Bởi vì Zn di chuyển trong tan lá ít, đặc biệt trong những cây thiếu N nên hiện tượng thiếu Zn thường xuất hiện ở lá non

+ Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Zn đến sinh trưởng của cây

Xuất hiện những chấm màu nâu bẩn ở những lá trên, cây lùn, xuất hiện ở 2 – 4  tuần sau khi cấy.

Sinh trưởng không đều và cây còi cọc.

 + Thiếu Zn trong đất

Ngưỡng tới hạn thiếu Zn trong đất:

  • 0,6 mg Zn/1 kg đất: Chiết bằng amonacetat, pH 4,8.
  • 1,0 mg Zn/1 kg đất: Chiết bằng 0,05 N HCl

2,0 mg Zn/1 kg: Chiết bằng 0,1 N HCl.

Hình 7: Xuất hiện những chấm màu nâu bẩn ở những lá trên, cây lùn, xuất hiện ở 2 – 4  tuần sau khi cấy

+ Nguyên nhân thiếu Zn

  • Lượng Zn dể tiêu trong đất thấp
  • Sử dụng các giống lúa mẫn cảm với Zn (như IR62)
  • pH cao (≥ 7 trong môi trường yếm khí)
  • Hàm lượng HCO3 cao trong các đất đá vôi, hay hàm lượng hữu cơ cao hoặc hàm lượng HCO3 trong nước tưới cao.
  • Sức hút Zn giảm vì tăng sự hữu hiệu của Fe, Ca, Mg, Cu, Mn và P sau khi ngập nước.
  • Cố định Zn do bón nhiều P.
  • Hàm lượng P trong nước tưới cao (những nơi nước bị ô nhiễm)
  • Bón nhiều phân hữu cơ
  • Bón quá nhiều vôi

+ Xuất hiện thiếu Zn

  • Đất trước đây được bón nhiều N, P, K (không chứa Zn)
  • Trồng 3 vụ lúa trong 1 năm.

+ Các loại đất có khuynh hướng thiếu Zn

  • Các loại đất bị rửa trôi, đất phèn cổ, đất nhiều Na, đất mặn trung tính, đất đá vôi, than bùn, đất cát, đất phong hóa mạnh, đất chua, đất có câu tượng thô.

Các loại đất có P và Si cao.

+ Xử lý thiếu Zn

  • Hiệu quả nhất là bón Zn cho đất. Bón trên bề mặt có hiệu quả hơn so với vùi ở những đất có độ pH cao. Nguồn thông dụng ZnSO4.
  • Bón vãi trên mặt đất 10 – 25 kg ZnSO4.H2O hoặc 20 – 100 kg kg ZnSO4.7H2 Trộn 25 % ZnSO4 với 75 % cát để bón đều hơn.

Phun qua lá 0,5 – 1,5 kg Zn/ha (sử dụng ZnSO4) để xử lý thiếu Zn khẩn cấp trong giai đoạn sinh trưởng.

5. Dinh dưỡng Silic (Kí hiệu Si)

Silic là chất có ích cho lúa, giúp cho lá, thân, rễ phát triển mạnh. Hiệu quả sử dụng nước của cây trồng bị giảm khi thiếu Si do quá trình thoát nước tăng.

+ Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Si đến sinh trưởng của cây

  • Lá mềm, rũ xuống
  • Cây thiếu Si thường dễ bị đổ

+ Thiếu Si trong đất

Hàm lượng Si trong đất ở mức báo động là 40 mg/1 kg (chiết bằng 1M acetat natri, pH 4).

Nguyên nhân thiếu Si

  • Khả năng cung cấp Si của đất thấp bởi vì đất rất “cổ” và phong hóa mạnh
  • Đá mẹ chứa lượng Si ít

Lấy rơm rạ đi trong thời gian dài dẫn đến cạn kiệt Si dễ tiêu trong đất.

Hình 8: Biểu hiện thiếu Si, lá mềm, rũ xuống, cây thiếu Si thường dễ bị đổ

+ Xuất hiện thiếu Si

Thiếu Si chưa xảy ra phổ biến ở vùng đất trồng lúa có tưới tiêu ở nhiệt đới

+ Các loại đất có khuynh hướng thiếu Si

  • Các loại đất bạc màu được trồng lúa lâu đời ở vùng khí hậu ôn đới và bán nhiệt đới.
  • Các loại đất hữu cơ có hàm lượng dự trữ Si khoáng ít.
  • Các loại đất phong hóa và rửa trôi mạnh.

+ Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút Si

Hàm lượng Si dễ tiêu tăng lên sau khi ngập nước

+ Chiến lược ngăn ngừa đối với quản lý Si

  • Các đầu vào tự nhiên: Có một lượng Si đáng kể từ nguồn nước tưới ở một vài vùng, đặc biệt tại những nơi sử dụng nước ngầm của vùng núi lửa để tưới.
  • Quản lý rơm rạ: Về lâu dài, thiếu Si được ngăn chặn bằng cách không đem rơm rạ khỏi đồng ruộng sau khi thu hoạch. Rơm rạ có khoảng 5-6% Si và vỏ trấu có khoảng 10% Si.

Quản lý phân bón: Tránh bón thừa N nhưng lại thiếu P + K.

+ Xử lý sự thiếu hụt Si

  • Bón xỉ Silicat canxi đều đặn cho đất bạc màu hoặc đất than bùn với lượng 1-3 tấn/ha.
  • Bón phân bột silicat để điều chỉnh lượng Si thiếu một cách nhanh hơn:

Silicat canxi: 120-200kg/ha

Silicat kali : 40-60 kg/ha.

6. Dinh dưỡng Canxi (Kí hiệu Ca)

 + Chức năng và khả năng di chuyển của Ca

Biểu hiện thiếu Ca thường xuất hiện trên lá non. Thiếu Ca cũng dẫn đến làm tổn thương chức năng của rễ và có thể gây ngộ độc Fe cho lúa

Cung cấp đầy đủ Ca làm tăng sức đề kháng bệnh như bệnh bạc lá do vi khuẩn hoặc đốm nâu

+ Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu Ca đến sinh trưởng của cây

Những bệnh bạc và thối lá, hoặc đầu lá non bị xoăn lại

+ Thiếu Ca trong đất

Thiếu Ca xảy ra khi Ca trao đổi < 1 cmolc/ 1 kg đất hoặc khi độ bão hòa Ca< 8 % trong CEC, trong khi đảm bảo sự sinh trưởng tối ưu của cây trồng, mức độ bão hòa Ca của CEC phải > 20 % và tỷ lệ Ca: Mg là 3 – 4 : 1.

Hình 9: Biểu hiện thiếu canxi  là những bệnh bạc và thối lá, hoặc đầu lá non bị xoăn lại

  • Lượng Ca hữu hiệu trong đất thấp (đất cát, đất chua, đất bạc màu)
  • pH kiềm, tỷ lệ Na:Ca trao đổi lớn dẫn tới sức hút Ca bị giảm
  • Tỷ lệ Fe : Ca hoặc Mg : Ca của đất lớn dẫn đến sức hút Ca cũng bị giảm.
  • Bón thừa N và K dẫn đến tỷ lệ NH4 : Ca hoặc K : Ca lớn và sức hút Ca cũng giảm.
  • Bón thừa P có thể làm giảm sút lượng Ca ( vì sự hình thành photphat canxi trong đất kiềm).

+ Xuất hiện thiếu Ca

Thiếu Ca không xảy ra phổ biến trên đất lúa nước bởi vì thường có đủ Ca trong đất nhờ phân khoáng và nước tưới.

+ Các loại đất có khuynh hướng thiếu Ca

  • Các loại đất chua,rửa trôi mạnh, CEC thấp
  • Các loại đất được hình thành từ đá serpentine
  • Các loại đất cát, có tốc độ thấm và rửa trôi lớn
  • Các loại đất phèn cổ, có hàm lượng bazơ thấp

+ Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút Ca

Hàm lượng Ca trong dung dịch có xu hướng tăng sau khi đất bị ngập nước

+ Chiến lược ngăn ngừa đối với quản lý Ca

Quản lý cây trồng: Bón phân chuồng hoặc rơm rạ ( vùi hoặc đốt) để cân bằng hàm lượng Ca bị mất đi trong các loại đất có hàm lượng Ca nhỏ.

Quản lý phân bón: Dùng superphotphat đơn (13 – 20% Ca) hoặc superphotphat 3 (9 – 14% Ca) để bón.

+ Xử lý sự thiếu Ca

  • Bón CaCl2(dạng rắn hoặc dung dịch) hoặc phun qua lá loại phân có chứa Ca để xử lý nhanh thiếu Ca trầm trọng
  • Bón thạch cao cho đất có pH cao, thiếu Ca (ví dụ: đất có nhiều natri và đất có lượng K cao)

Bón vôi cho đất chua để nâng cao pH và hàm lượng Ca

  • Bón Mg hoặc K kết hợp với Ca bởi vì có thể làm giảm sự thiếu hụt các dinh dưỡng này

Bón pyrit để hạn chế ảnh hưởng ức chế của nước giàu NaHCO3 đến việc hút Ca của cây

7. Dinh dưỡng Bo (B)

+ Chức năng và khả năng di chuyển của B

Bo là thành phần quan trọng của thành tế bào. Thếu B dẫn đến sức sống của hạt phấn bị giảm

Do B không di chuyển ngược nên biểu hiện thiếu B thường xuất hiện trước tiên trên các lá non

+ Biểu hiện và ảnh hưởng của thiếu B đến sinh trưởng của cây

Đầu lá của các lá non bị bạc và xoăn lại

+ Thiếu B trong đất

Ngưỡng tới hạn đối với sự thiếu B là 0,5 mg B/ kg đất khi chiết  bằng nước nóng

Hình 10: Biểu hiện thiếu B đầu lá của các lá non bị bạc và xoăn lại

+ Nguyên nhân thiếu B

  • Lượng B dễ tiêu trong đất ít
  • Sự hấp thụ B trên các chất hữu cơ, kháng sét và secquioxit
  • Giảm B di động do hạn hán
  • Thừa vôi

+ Xuất hiện thiếu B

  • Các loại đất đỏ, chua phong hóa mạnh và đất cát
  • Các loại đất chua có nguồn gốc từ đá nham thạch.
  • Các loại đất có nhiều hữu cơ

+ Ảnh hưởng của ngập nước tới lượng và sức hút B

Khi pH < 6 thì B hầu hết ở dạng axitboric không bị phân ly – B(OH)3 và sự hút B của cây dựa vào sự dịch chuyển của dung dịch (mass flow). Khi pH > 6 thì B(OH)3 thủy phân thành B(OH)4 và sự hút B được điều hòa môt cách chủ động bởi cây trồng.

Hấp phụ B trên chất hữu cơ, secquioxit và các khoáng sét tăng khi pH tăng lên.Vì vậy, sau khi ngập nước lượng B hữu hiệu giảm đi ở đất chua và tăng lên ở đất kiềm.

+ Chiến lược ngăn ngừa đối với quản lý B

  • Quản lý nước: Tránh rửa trôi (thấm) quá mức. B rất dễ di động trong đất lúa ngập nước.

Quản lý phân bón: Trên các đất thiếu B thì bón các phân chứa B chậm tan (thí dụ: colemanite) 2-3 năm 1 lần.

+ Xử lý thiếu B

– Bón B dạng hòa tan (borax) để xử lý nhanh thiếu B (0,5 – 3kg B/ha), vãi và vùi trước khi trồng, bón thúc, hoặc hun qua lá trong thời kỳ sinh trưởng.

– Borax và phân borate không nên trộn với phân amôn vì NH3 bị bốc hơi.

8. Ngộ độc sắt

+ Cơ chế ngộ độc Fe

Ngộ độc sắt ban đầu là do ảnh hưởng của việc cây hút Fe quá mức vì trong dung dịch đất nông độ Fe cao. Lúa mới cấy sẽ bị ảnh hưởng do lượng Fe2+ tích lũy lớn ngay sau khi ngập nước. Các giai đoạn sinh trưởng sau đó, cây lúa bị ảnh hưởng do hút Fe2+  quá nhiều bởi khả năng thấm lọc Fe qua rễ tăng và sự khử Fe do các vi khuẩn ở các vùng rễ cũng tăng lên. Hút Fe quá nhiều dẫn đên lá có màu đồng hun. Lượng Fe lớn trong cây trồng có thể gây ra ngộ độc. Ngộ độc Fe có liên quan tới sự rối loạn dinh dưỡng ở nhiều bộ phận cây,dẫn đếm giảm sức oxi hóa của rễ. Vết đen của sunfit Fe (một chỉ thị chẩn đoán môi trường khử quá mức và ngộ độc Fe) có thể hình thành trên bề mặt rễ.

Hình 11: Biểu hiện cây bị ngộ độc sắt

+ Biểu hiện và ảnh hưởng ngộ độc Fe đến sinh trưởng của cây trồng

Các chấm màu nâu nhỏ ở trên các lá ở phía dưới kể từ ngọn lá hoặc toàn bộ lá có màu vàng da cam đến màu nâu. Bề mặt rễ có một lớp váng đen.

+ Cây bị ngộ độc Fe

Hàm lượng Fe trong các cây bị ngộ độc thường cao (300-2000mg Fe/kg) nhưng hàm lượng Fe tới hạn phụ thuộc vào tuổi cây và trạng thái dinh dưỡng. Ngưỡng tới hạn này thấp hơn trên các loại đất có độ phì nhiêu thấp do khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây không cân đối.

Hình 12: Biểu hiện ngộ độc sắt trên phiến lá

+  Ảnh hưởng của ngập nước tới ngộ độc Fe

Ở hầu hết các đát khoáng nồng độ Fe2+ cao nhất trong giai đoạn 2-4 tuần sau khi ngập nước. Nồng độ Fe2+ trong đất lớn có thể hạn chế sức hút K và P của cây. Trong môi trường khử mạnh thì sinh ra H2S và FeS góp phần gây ngộ độc sắt do giảm sự oxi hóa ở rễ.Sự oxi hóa Fe2+  thành Fe3+ do rễ giải phóng ra oxi làm chua hóa vùng rễ lúa và hình thành lớp váng màu nâu nhật trên bề mặt rễ.

+ Nguyên nhân ngộ độc Fe

– Nồng độ Fe2+  trong dung dịch đất caobowir vì môi trường khử mạnh và pH thấp.

– Trạng thái chất dinh dưỡng của cây thấp và không cân đối.Oxy hóa rễ và sự giải phóng Fe2+ kém do thiếu P, Ca, Mg hoặc K.

– Sự giải phóng Fe2+  kém bởi vì có sự tích lũy quanh vùng rễ các chất hạn chế hô hấp của rễ như các axit chất hữu cơ, H2S và FeS.

– Bón nhiêu tàn dư hữu cơ chưa được phân hủy.

– Cung cấp liên tục Fe vào đất từ nguồn nước ngầm hoặc rò rỉ của các nơi chứa chất thải.

– Bón chất thải công nghiệp, đô thị có hàm lượng Fe cao.

+ Xuất hiện ngộ độc Fe

Ngộ độc Fe xuất hiện ở nhiều loại đất nhưng chủ yếu là đất ruộng thường xuyên ngập nước trong thời kỳ sinh trưởng. Đặc trưng của vùng ngộ độc Fe là tiêu nước kém, CEC và các nguyên tố đa lượng thấp nhưng ngộ độc Fe xuất hiện trong phạm vi pH rất rộng.

+ Các loại đất có xu hướng ngộ độc Fe

  • Các loại đát tiêu nước kém (aquents, aquepts, aquults) ở các thung lũng nhận các dòng chảy vào từ đất đồi chua.
  • Các loại đất kaolinit có CEC thấp. ít P, và K dễ tiêu
  • Các loại đất phù sa hoặc đất sét, phù sa chua.
  • Các loại đát phèn trẻ.
  • Các loại đất lúa nước chua hoặc đất than bùn cao nguyên.

+ Chiến lược ngăn ngừa trong quản lý ngộ độc Fe

– Giống lúa: Trồng các loại giống lúa chịu được độc Fe (ví dụ: IR 8192-200; IR9764-45, Kuatik Putik, Mahsuri)

–  Xử lý hạt giống: Ở vùng khí hậu ôn đới gieo trực tiếp thì nên bọc hạt bằng các chất oxi hóa (như bọc Peroxit Ca với lượng bằng 50-100% trọng lượng hạt) đẻ cải thiện sự nảy mầm.

– Quản lý cây trồng: Trồng chậm lại cho đến khi nồng độ Fe2+  trong đất đã quá cao (ví dụ: không dưới 10-20 ngày sau khi ngập nước)

– Quản lý nước: Tưới nước thành các giai đoạn. Tránh để nước ngập liên tục trên đất thoát nước kém có chứa nồng độ Fe và lượng hữu cơ lớn.

– Quản lý phân bón: Bón phân cân đối (NPK hoặc NPK + Vôi) để tránh khủng hoảng về dinh dưỡng. Bón vôi cho đất chua. Không bón quá nhiều chất hữu cơ (phân chuồng, rơm, rạ) cho dất chứa hàm lượng Fe và chất hữu cơ lớn hoặc vùng thoát nước kém.

– Quản lý đất: Tiến hành làm đất khô sau khi thu hoạch lúa để làm tăng khả năng oxi hóa trong thời kỳ đất nghỉ.

+ Xử lý ngộ độc Fe

Do xử lý ngộ độc Fe trong thời lỳ sinh trưởng của cây rất khó khăn nên các chiến lược quản lý phòng ngừa ngộ độc cần tuân theo các lựa chọn sau:

  • Bón bổ sung các loại phân chứa K, P, Mg.
  • Vùi vôi vào lớp mặt để nâng pH ở đất chua
  • Vùi 100-200 kg MnO2 /ha vào lớp đất mặt để giảm sự khử Fe3+
  • Tiến hành rút nước giữa mùa vụ để loại các Fe2+  đã được tích lũy. Vào giữa thời kỳ đẻ nhánh 25-30 DAT/DAS thì tháo hết nước và giữ ấm khoảng 7-10 ngày để cải thiện việc cung cấp oxi trong thời kỳ đẻ nhánh.

9. Ngộ độc Lưu huỳnh (S)

+ Cơ chế ngộ độc sunphua: Nồng độ H2S trong đất dư thừa dẫn đến sự hút dinh dưỡng bị giảm bởi quá trình hô hấp của rễ giảm. H2S có ảnh hưởng bất lợi tới quá trình chuyển hóa nếu cây lúa hút một lượng quá mức.Rễ lúa giải phóng O2 để oxi hóa H2S trong vùng rễ. Do vậy, ngộ độc H2S phụ thuộc vào khả năng oxi hóa của rễ, nồng độ H2S trong dung dịch đất và sức khỏe của rễ. Những cây lúa non đặc biệt mẫn cảm với H2S trước khi có điều kiện phát triển khả năng oxi hóa ở cùng rễ. Sự rối loạn sinh lý đối với ngộ độc H2S để cả giống lúa Akiochi ở Nhật Bản và giống lúa cây cứng ở vùng  Nam Hoa Kỳ.+ Biểu hiện và ảnh hưởng ngộ độc sunphua đến sinh trưởng của cây trồng

Vàng giữa gân lá mới. Rễ thô, ít và bị đen

Biểu hiện ngộ độc H2S ở lá tương tự như bệnh vàng úa lá do thiếu Fe. Tiêu chuẩn chẩn đoán khác tương tự như ngộ độc Fe (nhưng khi nhìn qua lá thì ngộ độc sắt có biểu hiện khác hơn so với ngộ độc H2S)

Bộ rễ thô, ít, có màu nâu tối đến đen. Các khóm lúa vừa nhổ lên thường có bộ rễ phát triển kém với nhiều rễ đen (vết đen của H2S). Ngược lại, những rễ khỏe được phủ một lớp màu nâu da cam đều và nhẵn của oxit và hidroxit Fe3+ .

Hàm lượng K, Mg, Ca, Mn và Si trong mô thực vật nhỏ.

+ Biên độ bình thường và mức tới hạn xuất hiện ngộ độc sunphua

Chưa xác định được mức tới hạn H2S. Ngộ độc H2S phụ thuộc vào nồng độ sunphuatrong dung dịch đất có liên quan tới khả năng oxi hóa của rễ lúa. Ngộ độc H2S có thể xuất hiện khi nồng độ H2S>0,07 mg/lít trong dung dịch đất.

+ Ảnh hưởng của ngập nước tới ngộ độc sunphua

Quá trình khử sulfat thành sunphua trong đất ngập nước trong canh tác lúa có thể liên quan tới 3 vấn đề sau:

  • Có thể thiếu S
  • Có thể Fe, Zn và Cu trở nên khó di động
  • Ngộ độc H2S có thể xuất hiện ở các loại đất chứa ít Fe

Ở đất ngập nước, sunfat bị khử thành H2S ở điện thế oxi hóa khử thấp (< – 50mV ở pH 7), sau đó hình thành các sunphua không tan như FeS.

FeS không độc với lúa nhưng làm giảm sự hút dinh dưỡng.

+ Nguyên nhân ngộ độc sunphua

  • Nồng độ H2S trong dung dịch ớn (vì các điều kiện khử mạnh và kết tủa FeS)
  • Trạng thái dinh dưỡng cây trồng nghèo và không cân đối gây ra khả năng oxi hóa của rễ bị giảm (đặc biệt khi thiếu K, nhưng cũng thiếu cả P, Ca hoặc Mg)
  • Bón quá nhiều phân chứa sunphua hoặc nước thải công nghiệp, đô thị cho những đất có tính khử mạnh và thoát nước kém.

+ Các loại đất có xu hướng ngộ độc sunphua

  • Đất cát, tiêu nước tốt, có ít Fe hoạt tính
  • Đất lúa bạc màu, có ít Fe hoạt tính
  • Đất hữu cơ tiêu nước kém
  • Đất phèn

Các loại đất có xu hướng ngộ độc sunphua và Fe tương tự như các loại đất chứa lượng Fe hoạt tính lớn, CEC nhỏ và hàm lượng bazo trao đổi nhỏ.

+ Chiến lược ngăn ngừa trong quản lý ngộ độc sunphua

– Giống: trồng các loại giống chịu được H2S bởi vì khả năng giải phóng O2 của rễ lớn hơn.

– Xử lý hạt giống: ở vùng ôn đới, bọc hạt bằng chất oxi hóa (ví dụ: Ca peroxide) để làm tăng sự cung cấp O2 lúc hạt nảy mầm.

– Quản lý nước: Tránh để nước ngập lien tục và tưới xen kẽ cho các loại đất có hàm lượng S lớn, giàu hữu cơ và tiêu nước kém.

– Quản lý phân bón: Bón cân đối các chất dinh dưỡng (NPK hoặc NPK + Vôi) để tránh áp lực về chất dinh dưỡng và để cải thiện sự oxi hóa của rễ. Bón đủ K. Tránh bón quá nhiều tàn dư hữu cơ (phân, rơm rạ)cho các loại đất có hàm lượng Fe, chất hữu cơ cao và các loại đất thoát nước kém.

– Quản lý đất: Tiến hành làm đất khô sau khi thu hoạch để làm tăng sự oxi hóa S và Fe trong thời gian đất nghỉ.

+ Xử lý ngộ độc sunphua

– Bón phân chứa K, P và Mg

– Bón Fe (muối và oxit) cho đất nghèo Fe để làm tăng H2S không di động như FeS.

Tiến hành tiêu nước giữa vụ để loại Fe2+ và H2S tích lũy trong đất. Tháo nước giữa kỳ đẻ nhánh (25-30 DAT/DAS) và giữ ẩm khoảng 7-10 ngày để cải thiện sự cung cấp O2 trong thời kỳ đẻ nhánh.

Chia sẻ

Để lại bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *