Bùi Huy Hiền, Nguyễn Trọng Thi, Trình Công Tư
Tóm tắt
Cà phê của Việt Nam trước hết là cà phê vối (Coffee robusta) có ưu điểm cơ bản là hương vị thơm ngon vì phần lớn được trồng ở những nơi có độ cao trên mặt nước biển từ 400-500m trở lên. Nếu cà phê vối của Châu Phi phần lớn được đánh giá là gắt (strong) thì cà phê vối Việt Nam được khách hàng Châu Âu đánh giá là dịu (mild) đến trung bình (neutral) và nó được sử dụng trong việc đấu trộn và sản xuất cà phê hoà tan.
So với cà phê chè (Coffee arabica) thì cà phê vối ưa điều kiện khí hậu nóng, ẩm, ánh sáng dồi dào. Ở Việt Nam cây cà phê vối được phát triển mạnh ở các tỉnh phía nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Đồng Nai. Năm 2000 trong tổng số khoảng 430 ngàn ha cà phê của cả nước với sản lượng hàng năm khoảng 680 ngàn tấn thì cà phê vối chiếm khoảng 95%.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, môi trường sinh thái đã có sự thay đổi lớn và cà phê sinh trưởng trong các vùng tập trung, nên sâu bệnh sẽ phát triển mạnh và dễ dàng trở thành dịch. Mặt khác cũng cần ngăn chặn những khuynh hướng khai thác bóc lột vườn cây cà phê như: sử dụng phân hoá học quá nhiều, lạm dụng chất kích thích sinh trưởng, tưới ồ ạt, v.v. thúc đẩy ra hoa quả nhiều để có năng suất rất cao trong một năm nhưng sau đó vườn cây lại chóng tàn lụi làm cho hiệu quả kinh tế thấp kém. Thâm canh chăm sóc vườn cây, duy trì năng suất cao ổn định, tạo môi trường sinh thái bền vững suốt chu kỳ sinh trưởng phải là giải pháp quan trọng của ngành cà phê nước ta.
Xuất phát từ mục tiêu đó từ năm 1996 đến năm 2003 trong chương trình hợp tác với Viện Lân và Kali Quốc tế và Viện Lân và Kali Canada, nếu Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Tây Nguyên tiến hành các thí nghiệm bón phân cân đối cho cà phê vối thì Viện Thổ nhưỡng Nông hoá đã tiến hành các thí nghiệm dài hạn để nghiên cứu hiệu lực của các yếu tố dinh dưỡng và hiệu lực các dạng phân lân cho cà phê vối ở Tây Nguyên. Dưới đây là kết quả đã đạt được…
Tải file: Bui Huy Hien Bón phân lân cho cà phê
Để lại bình luận