Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Xuân Lai , Trần Minh Tiến, Hồ Công Trực, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Viết Hiệp, Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Trần Quyện.
Tóm tắt
Đánh giá thực trạng, mức độ suy thoái độ phì nhiêu, xác định nguyên nhân nhằm đề xuất các giải pháp phục hồi, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu đất góp phần sản xuất cà phê, hồ tiêu bền vững tại vùng Tây Nguyên. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả phân tích, đánh giá lý, hóa và sinh học của 180 mẫu đất trồng cà phê, hồ tiêu và so sánh với đất rừng tự nhiên, rừng trồng trên 2 loại đất (đất xám và đất nâu đỏ bazan) thuộc địa bàn 4 tỉnh vùng Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông) trong năm 2018 – 2019. Kết quả cho thấy: dung trọng đất tăng, độ xốp giảm và thay đổi về thành phần cấp hạt đoàn lạp bền (cấu trúc đất), tăng cấp hạt từ 0,25 – 1,0 mm; hàm lượng hữu cơ (OC), pHKCl, Ca2+ trao đổi, Mg2+ trao đổi giảm; hàm lượng P2O5, K2O và SO42- dễ tiêu tăng trên đất canh tác cà phê, hồ tiêu so với đất rừng tự nhiên và rừng trồng trên cả hai loại đất; mật độ nấm Fusarium, Rhizoctonia, Phytopthora, trên đất canh tác cà phê, hồ tiêu đều cao, đặc biệt mật độ tuyến trùng, tỷ lệ tuyến trùng ký sinh cao hơn từ 3 – 5 lần so với ngưỡng khuyến cáo an toàn cho đất trồng hồ tiêu.
Từ khóa: Cà phê, hồ tiêu, rừng sản xuất, rừng tự nhiên, loại sử dụng đất, hóa tính đất, lý tính đất, sinh học đất, suy thoái độ phì nhiêu đất.
(Bài đăng trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn – Chuyên đề 50 năm Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Tháng 10 năm 2019, trang 3 – 9).
Tải file: Suy thoai dat trong ca phe, ho tieu Tay Nguyen 1.pdf
Để lại bình luận