Nguyễn Đức Dũng*, Trần Minh Tiến*, Lã Tuấn Anh*, Nguyễn Văn Hiền*, Nguyễn Minh Quang*
* Viện Thổ nhưỡng Nông hóa;
Tóm tắt: Nghiên cứu với mục đích xác định thực trạng và xây dựng thang phân cấp dinh dưỡng trong lá của giống cam Sành nhằm phát hiện, xác định và khắc phục được yếu tố hạn chế theo mỗi vùng canh tác cụ thế, góp phần điều chỉnh chế độ bón phân hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Kết quả quan trắc, đánh giá được tình trạng dinh dưỡng trong lá đối với giống cam Sành (Citrus reticulata x maxima) tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên của Hà Giang trên 90 vườn, được thực hiện liên tục trong giai đoạn 2021 – 2022, áp dụng theo phương pháp Hệ thống Chuẩn đoán và Khuyến cáo Tổng hợp (DRIS -Diagnosis and Recommendation Integrated System) trong việc đánh giá các yếu tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng. Kết quả xác định được ngưỡng phân cấp dinh dưỡng phù hợp trong lá đối với giống cam Sành là: N: 2,53 – 2,89%, P2O5: 0,12 – 0,16%, K2O: 1,32 – 1,68%, Ca: 2,59 -3,46%, Mg: 0,23 – 0,41%, S: 0,17 – 0,22%, Cu: 16,22 – 45,59 mg/kg, Zn: 4,70 – 10,56 mg/kg, B: 32,69 – 46,33 mg/kg; xây dựng được thang phân cấp dinh dưỡng trong lá ở các cấp độ khác nhau gồm: rất thiếu, thiếu, phù hợp, thừa và rất thừa; xác định được yếu tố dinh dưỡng thiếu phổ biến theo thứ tự Cu>Mg>S>Ca>B>N>P>K>Zn; chỉ số cân bằng dinh dưỡng (NBI) giữa các vườn dao động từ 32 – 94; dựa trên đó đã khắc phục được các yếu tố hạn chế và xây dựng chế độ phân bón phù hợp cho giống cam Sành tại Hà Giang.
Bài đăng trên: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Số 2/2024
Down load:Chan doan dinh dinh cho cam Sanh Ha Giang_20240330_0001
Để lại bình luận