Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía
Các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, sinh thực của cây mía
Bảng: Lượng các chất dinh dưỡng trong các bộ phận của cây trồng
Nguồn: Catani et al. (1959), Orlando Filho (1978), Haag et al. (1987), Sampaio et al. (1987), Korndorfer (1989)
Các chất dinh dưỡng cây mía lấy đi hàng năm theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:
- Các chất đa và trung lượng: Si > K > N > Ca > Mg > P
- Các chất vi lượng: Fe > Mn > Zn > B > Mo
Căn cứ theo thứ tự lượng hút có thể tính toán lượng phân bón cho mía
* Các nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng
* Vai trò của đạm (N)
- N chỉ chiếm khoảng 1 % hàm lượng tổng chất khô khi mía ở thời kỳ thu hoạch.
- là yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển, năng suất và chất lượng.
- Cần bón đúng, bón đủ – Thời kỳ đẻ nhánh, phát triển thân lá, hình thành và phát triển thân lóng, tăng đường kính và trọng lượng lóng.
- Sự đâm sâu và phát triển của rễ.
- Thiếu N dẫ đến lá mất màu, lá nhanh già, thân mỏng và ngắn, rễ mỏng và ngắn hơn.
- Thừa N cây kéo dài thời kỳ sinh trưởng, kéo dài thời kỳ chín, giảm hàm lượng đường, làm ảnh hưởng đến quá trình chế biến, cây dễ đổ, dễ bị sâu bệnh hại.
* Vai trò của lân (P)
- Nhu cầu lân thấp hơn N và K.
- Thúc đẩy quang hợp, tổng hợp của cây.
- Cần thiết cho việc phân chia tế bào nên không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
- Thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, phát triển thân và tán lá.
- Thúc đẩy quá trình đâm sâu, phát triển của rễ.
- Thiếu P dẫn đến – Đẻ nhánh kém, giảm chiều dài của lóng, giảm diện tích tiếp xúc bề mặt rễ.
Hình: Thiếu lân mía không đẻ nhánh hay đẻ nhánh kém, thân, lóng ngắn
Hình: Thiếu lân, lá mía chuyển mày đỏ tía từ đỉnh và đầu lá
– Vai trò của kali (K)
- Cần thiết cho một số hoạt động của cây trồng – Quang hợp, đồng hóa và vận chuyển các bon.
- Thúc đẩy sự tổng hợp và vận chuyển, tích lũy đường trong tế bào và mô.
- Nâng cao tính chống chịu dịch bệnh và đổ.
- Điều khiển quá trình đóng mở khí khổng, duy trì sức trương của tế bào trong điều kiện thời tiết khô hạn.
- Thiếu K ảnh hưởng đến sự phát triển của lóng, tổng hợp và phục hồi đường.
Hình: Biểu hiện mía thiếu kali lá già có màu nâu cháy, đỉnh và mép lá chuyển sang màu vàng cam
Hình: Biểu hiện thiếu thân ngắn, lá già màu nâu hay khô cháy
– Khuyến cáo phân bón cho mía tơ
Chế độ bón phân cho mía tơ : 275: 62.5: 112.5 kg N, P2O5 , K2O cho ha; Bón phân chuồng 12.5 t/ha hoặc phân ủ 25 t/ha
– Khuyến cáo lượng phân bón cho mía gốc
Lượng phân bón khuyến cáo cho mía gốc: 275 + 25% thêm N: 62.5: 112.5 kg N, P2O5 và K2O/ha
Biểu hiện thiếu các chất dinh dưỡng khác trên mía
Để lại bình luận