- Mục tiêu:
* Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của cây chè
* Đánh giá được biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng trên cây chè
* Các biện pháp khắc phục hiện tượng thiếu, thừa dinh dưỡng trên cây trồng.
III. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè
Bảng : Tổng lượng dinh dưỡng lấy đi theo các bộ phân của cây
Các bộ phận cây | Tỷ lệ theo chất khô | Hàm lượng dinh dưỡng | |||
N | P2O5 | K2O | |||
kg | % | (kg) | |||
1. Búp (thương phẩm) | 100 | 12.5 | 40 | 11.5 | 24 |
2. Tán lá | 120 | 15 | 39 | 9.8 | 11 |
3. Lá già rụng | 80 | 10 | 26 | 6.6 | 7 |
4. Thân/cành | 320 | 40 | 32 | 19.0 | 7 |
5. Rễ | 180 | 22.5 | 32 | 9.8 | 38 |
Tổng số | 800 | 100 | 169 | 56.8 | 88 |
Lượng lấy đi (từ 1 – 4) | 420 | 45.0 | 72 | 30.5 | 31 |
– Vai trò của đạm (N)
- Khi thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, búp nhỏ và búp bị mù nhiều, do đó năng suất thấp. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của cây và năng suất của vườn chè. Bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế biến chè đen).
- Khi thừa đạm hàm lượng protein ở trong lá tăng lên. Protein kết họp với tanin thành các hợp chất không tan vì thế lượng tanin trong chè bị giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lượng ancaloit trong chè tăng lên làm cho chè có vị đắng.
- Hàm lượng đạm trong cây: khi cây chè thiếu đạm, hàm lượng đạm trong lá là 2,2 – 2,4%, trong búp là 3 – 3,5%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng đạm tương ứng là: 2,9 – 3,4% và 4,7 – 5,0%.
– Vai trò của lân (P)
- Lân có ảnh hưởng tăng năng suất và phẩm chất búp chè rõ rệt. Bón phân lân trên nền N,K làm tăng hàm lượng catechin trong búp chè, có lợi cho phẩm chất.
- Ở cây chè thiếu lân, hàm lượng lân (P2O5) trong lá là 0,27 – 0,28 %, trong búp là 0,5 – 0,75 %. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng lân tương ứng là 0,33 – 0,39 % và 0,82 – 0,86 %.
- Nếu trong đất hàm lượng P2O5là 30 – 32mg/100g đất, là thiếu nhiều lân
Vai trò của Kali (K)
- Kali có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và sản lượng búp.
- Hàm lượng kali trong lá dưới 0,5%, dấu hiệu thiếu kali biểu hiện rõ, trên 1% thì cây sinh trưởng bình thường.
- Hàm lượng K2O 15mg/100g đất là thiếu kali, trên 15mg/100g đất, cây sinh trưởng bình thường.
– Vai trò của nguyên tố vi lượng
Những nguyên tố tham gia vào thành phần nhiếu loại men và là chất hoạt hóa của nhiều loại men.
Nhiều nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng tốt tới quang hợp: Mn, Cu, B, Co và Mo đẩy mạnh sự tổng hợp diệp lục trong lá và phân giải diệp lục trong tối. B và các nguyên tố khác tăng cường sự tổng hợp Gluxit, làm cho sự tổng hợp và vận chuyển xacaro và các gluxit khác thuận lợi hơn (Scônich 1955). Mn, Zn, Cu, Mo và trong nhiều trường hợp cả B làm tăng độ hô hấp và tốc độ của quá trình ôxi hóa khử. Sử dụng các nguyên tố vi lượng (bo, đồng, mangan, molipđen, kẽm, coban và iôt) vào việc trồng trọt (xử lý các hạt trước khi gieo) và bón vào đất, phun lên lá, có thể tác động mạnh vào các quá trình sinh lý của cây trồng khác nhau, do đó có thể làm tăng năng suất và phẩm chất chè.
– Lượng phân bón khuyến cáo cho chè thời kỳ kinh doanh
Phân hữu cơ: Nên dùng phân hữu cơ vi sinh với lượng 5 tấn/ha. Người dân có thể tận dụng các loại cây phân xanh, tàn dư hữu cơ và chế phẩm vi sinh vật để chế biến phân hữu cơ tại chỗ để bón với lượng bón cao hơn.
Phân hóa học: Phân bón cho chè trong độ tuổi kinh doanh, lượng phân bón thích hợp cho chè là:
– Đạm: 350 kg Urê; Lân : 375 kg Super lân; Kali: 135 kg kali Clorua
– Các dạng phân phun qua lá: Aminofert, Humix, Kali vv…
+ Thời kỳ và phương pháp bón
Phân hữu cơ: Phân hữu cơ và phân lân trộn đều thường bón ngay sau khi đốn, nên bón vào tháng một và hai. Bón ở độ sâu 20 cm, bón dọc theo hàng. Sau khi bón cần lấp đất kín tránh hiện tượng bay hơi làm thất thoát dinh dưỡng.
Phân hóa học: Phân đạm và kali cần được chia ra nhiều lần bón với thời gian và tỷ lệ như sau:
– Phân đạm (N): được chia làm 04 đợt
Đợt 1: tháng ba bón 20%
Đợt 2: tháng năm, bón 30%
Đợt 3: tháng bảy, bón 40%
Đợt 4: tháng chín, bón 10%
– Phân lân (P2O5): Bón 100% ngay sau khi đốn
– Phân kali:
Đợt 1: tháng ba, bón 30%
Đợt 2: tháng năm, bón 30%
Đợt 3: tháng bảy, bón 40%.
Phân phun lá: Các loại phân bón qua lá: KNO3 – 300g/bình 16 lít, (2 bình) phun cho 1000m2, hoặc Aminoferti, Humix vv… 20-25g/bình 16 lít, 2-4 bình phun cho 1000m2. Mỗi tháng phun một lần.
Để lại bình luận