Liên kết

02437643453 - 0343398159
ttnghiencuuphanbon@gmail.com

T2 - T6 8.00 – 17.00
T7 - CN đóng cửa

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÂN BÓN VÀ DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

VIỆN THỔ NHƯỠNG NÔNG HÓA

Kể từ 1980

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHỨC NĂNG

Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng là đơn vị sự nghiệp khoa học - công nghệ công lập trực thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa có chức năng nghiên cứu khoa học - công nghệ trong lĩnh vực phân bón và dinh dưỡng cây trồng. Trải qua 40 năm hình thành và phát triển qua các thời kỳ với các tên gọi sau:
Trung tâm nghiên cứu Bèo hoa dâu trực thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hoá được thành lập theo Quyết định số 276 TCCB/QĐ ngày 30 tháng 12 năm 1980 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Trung tâm có nhiệm vụ: tổ chức tiến hành điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học kỹ thuật về cây bèo hoa dâu làm cơ sở khoa học xây dựng các quy trình tiến bộ kỹ thuật về sản xuất, sử dụng bèo hoa dâu làm phân bón cải tạo đất, làm thức ăn gia súc; Cung cấp giống bèo hoa dâu cho các cơ sở nhân giống của trung ương và địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất bèo hoa dâu phục vụ công tác cải tạo đất và phát triển chăn nuôi; Tham gia đào tạo cán bộ ngành nông hoá thổ nhưỡng; Thực hiện các công trình hợp tác quốc tế về khoa học kĩ thuật và bèo hoa dâu theo sự phân công của Bộ. Trung tâm có 3 bộ môn nghiên cứu: Bộ môn nghiên cứu cơ bản, Bộ môn giống và kỹ thuật, Bộ môn dinh dưỡng; có 2 tổ nghiệp vụ: Tổ kế hoạch tổng hợp, tài vụ; Tổ hành chính, quản trị.
Đến năm 1993, Trung tâm nghiên cứu Bèo hoa dâu và Trạm Phân tích Nông hóa Thổ nhưỡng TW được hợp nhất và đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng các chế phẩm Nông hoá (theo Quyết định số 65 NN-TCCB/QĐ ngày 02 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp). Trung tâm có nhiệm vụ: Nghiên cứu các chế phẩm dinh dưỡng thích hợp với các nhóm cây trồng ở từng vùng đất khác nhau nhằm tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu lực và hiệu quả của phân bón, tăng độ phì nhiêu của đất, đảm bảo tính an toàn của các loại nông sản; Nghiên cứu các loại chế phẩm có tác dụng điều hoà, kích thích hoặc kìm hãm sinh trưởng các loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao; Tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm và sản xuất thử các loại chế phẩm từ bèo hoa dâu và cây trồng khác theo hướng đa dạng hoá sản phẩm dùng cho ngành chăn nuôi, thuỷ sản và nguyên liệu dược (ngành y tế); Tổ chức thử nghiệm và khảo nghiệm các chế phẩm nông hoá của Trung tâm cũng như của các cơ quan khác trong và ngoài nước; Tổ chức chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đối với các chế phẩm nông hoá cũng như việc tập huấn, hướng dẫn sử dụng các chế phẩm tới từng địa bàn sản xuất theo hướng khuyến nông; Sản xuất thử các chế phẩm hữu cơ – đa – trung – vi lượng - chất điều hoà sinh trưởng dưới dạng phun qua lá, phân bón rễ cũng như các chế phẩm từ bèo hoa dâu và cây trồng khác làm nguyên liệu dược và thực phẩm có giá trị cao, thức ăn chăn nuôi và thức ăn thuỷ đặc sản. Trung tâm có 3 phòng: Phòng Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Sản xuất thử; Phòng Ứng dụng và Dịch vụ; Phòng Hành chính tổng hợp.
Đến năm 2006, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng các chế phẩm Nông hoá được sáp nhập với Phòng phòng Nghiên cứu dinh dưỡng Cây trồng và đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng (theo Quyết định số 19/2004/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Quyết định số 528 QĐ/KHNN-TCCB ngày 15/6/2006 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam). Trung tâm có nhiệm vụ: Nghiên cứu dinh dưỡng cho các loại cây trồng; Nghiên cứu hiệu lực và biện pháp nâng cao hiệu quả các loại phân bón, chế phẩm nông hoá đối với cây trồng theo vùng sinh thái, mùa vụ, cơ cấu cây trồng và ảnh hưởng của chúng tới chất lượng nông sản; Nghiên cứu các loại phân bón, chất điều hoà sinh trưởng và chế phẩm cải tạo đất mới; Sản xuất thử và khảo nghiệm các loại phân bón, chế phẩm nông hoá mới; Chuyển giao công nghệ sản xuất và sử dụng phân bón, chế phẩm nông hoá; Khai thác và cung cấp thông tin tư liệu phân bón, chế phẩm nông hoá, dự báo nhu cầu và đề xuất kế hoạch sử dụng; Tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành về lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng và phân bón; Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng, phân bón, chế phẩm nông hoá; Tư vấn khoa học công nghệ và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; Sản xuất, kinh doanh các loại phân bón và chế phẩm nông hoá. Trung tâm có 4 phòng: Phòng Tổng hợp; Phòng Nghiên cứu Dinh dưỡng cây trồng và các chế phẩm Nông hoá; Phòng Khảo nghiệm và Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật; Phòng Sản xuất và Dịch vụ.

Ảnh

NHIỆM VỤ của chúng tôi

1. Nghiên cứu dinh dưỡng cho các loại cây trồng.
2. Nghiên cứu hiệu lực và biện pháp nâng cao hiệu quả các loại phân bón, chế phẩm nông hoá đối với cây trồng theo vùng sinh thái, mùa vụ, cơ cấu cây trồng và ảnh hưởng của chúng tới chất lượng nông sản, môi trường. Nghiên cứu các loại phân bón, chất điều hoà sinh trưởng và chế phẩm cải tạo đất mới.
3. Khảo nghiệm và sản xuất thử các loại phân bón, chế phẩm nông hoá mới.
4. Chuyển giao công nghệ sản xuất và sử dụng phân bón, chế phẩm nông hoá.
5. Khai thác và cung cấp thông tin tư liệu phân bón, chế phẩm nông hoá, dự báo nhu cầu và đề xuất kế hoạch sử dụng.
6. Tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành về lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng và phân bón.
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng, phân bón, chế phẩm Nông hoá.
8. Tư vấn khoa học công nghệ và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
9. Sản xuất, kinh doanh phân bón và các chế phẩm nông hoá.

THÀNH TỰU CHÍNH

1. Giai đoạn 1980-1992:
- Nhập 6 loài bèo hoa dâu với hơn 100 giống có nguồn gốc của các châu lục, Trung tâm đã chọn lọc được 7 giống bèo hoa dâu có triển vọng tuỳ theo mục đích sử dụng.
- Nghiên cứu sử dụng bèo hoa dâu làm phân bón và sử dụng bèo hoa dâu làm phân bón cho lúa đạt năng suất và hiệu quả cao.
- Nghiên cứu sử dụng bột bèo hoa dâu khô làm thức ăn bổ sung giàu axit amin, vitamin và khoáng vi lượng cho gia cầm và được Hội đồng Khoa học của Bộ NN & PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
- Hợp tác với Học viện quân y Viện lão khoa về cây K4 để bào chế và phối chế thành thuốc Phylamin.
- Hợp tác với Viện Nghiên cứu Chè, Viện Công nghệ thực phẩm, Học viện Quân y và Viện Lão khoa nghiên cứu đưa ra chè Bảo Thọ (Phylamin Tea) nhằm Chè Bảo Thọ đã được cấp huy chương vàng tại Triển lãm Hội chợ Chè Việt Nam 1999 và được Tổng công ty Chè Việt Nam tiếp nhận để sản xuất.
2. Giai đoạn 1993-2005:
- Nghiên cứu qui trình chế biến mùn rác thành phố và phế thải của gia cầm thành phân hữu cơ-khoáng CP. Phân hữu cơ-khoáng CP đã làm tăng năng suất, phẩm chất nhiều loại cây trồng như lúa, rau, cam, thuốc lá, chè trên nhiều loại đất của Hà Nội, Hải Phòng, Hải Hưng, Hà Bắc ...
- Nghiên cứu sử dụng các nguồn hữu cơ sẵn có để chế biến thành giá thể trồng rau-hoa-quả ở nơi không có đất canh tác hoặc trồng cây trong chậu vại.
- Nghiên cứu dung dịch trồng rau theo phương pháp thuỷ canh, tạo ra các chế phẩm dinh dưỡng phun qua lá giàu axit amin từ phụ phẩm lò mổ và các thành phần khoáng-vi lượng thích hợp.
- Thử nghiệm thành công sử dụng cỏ Vectiver chống sạt lỡ mái ta luy đường Hồ Chí Minh.
- Trung tâm đã có một số sản phẩm được công nhận cấp quốc gia và tiến bộ kỹ thuật.
- Khảo nghiệm các loại phân bón lá, bón rễ của nước ngoài cũng như trong nước, góp phần trong việc hướng dẫn quản lý và sử dụng phân bón.
3. Giai đoạn 2006-2010:
- Nghiên cứu, lựa chọn được mô hình nhà lưới thích hợp cho sản xuất rau, hoa trong điều kiện Việt Nam, lựa chọn được giá thể cứng GT1-08, GT2-08 và loại dung dịch dinh dưỡng DD1-08, DD2-08 thích hợp cho sản xuất cà chua, dưa chuột thương phẩm trong nhà plastic theo hướng công nghệ cao đạt năng suất 110,1 tấn/ha/vụ đối với cà chua bi và 112,1 tấn /ha/vụ đối với dưa chuột.
- Nghiên cứu về các nguyên tố trung vi lượng, đã xác định được cơ sở khoa học cho sản xuất các loại phân bón trung vi lượng mới.
- Nghiên cứu, sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp với vai trò là nguồn cung cấp hữu cơ tại chỗ nhằm tăng năng suất và chất lượng nông sản đồng thời cải thiện độ phì nhiêu cho đất.
- Hoàn thiện quy trình sản xuất giá thể làm bầu ươm cho cây giống lâm nghiệp và cây ăn quả” đạt kết quả cao, qua đó đã góp phần chuyển giao các loại sản phẩm này vào sản xuất ở một số địa phương.
- Từng bước làm phong phú thêm các mẫu vật và thông tin cho Trung tâm thông tin và tư liệu phân bón. Đến nay đã thu thập trên 500 mẫu vật và lập hơn 400 bộ hồ sơ cho các loại phân bón, tạo điều kiện cho sinh viên tham quan học tập, nghiên cứu…
- Khảo nghiệm các loại phân bón mới để giúp cơ quan quản lý cấp phép cho sử dụng rộng rãi phục vụ sản xuất; Phối hợp với Cục Nông nghiệp, sau này là Cục Trồng trọt hướng dẫn đào tạo kỹ thuật viên lấy mẫu phân bón cho các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh .v.v…
4. Giai đoạn 2010-nay:
- Hoàn thiện mô hình sản xuất thử, thử nghiệm chế phẩm dinh dưỡng phun lá A2 và A4 giàu acid amin từ nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm giàu đạm nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng. Năm (05) loại phân bón lá A2, A4, Amin, RQ, CQ đã được ghi vào Danh mục bổ sung các loại phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.
- Công nghệ sản xuất một số loại phân bón CP1, CP2, CP3, CP4. Bốn (04) loại phân bón hữu cơ – khoáng đã được ghi vào “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.
- Công nghệ sản xuất phân Hữu cơ sinh học PB 05. Phân hữu cơ sinh học đã được ghi vào “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.
- Công nghệ sản xuất phân hỗn hợp NH1 (NPK 18-15-9-2S), phân hỗn hợp NH2 (NPK 27-11-3-2S). Hai (02) loại phân hỗn hợp NPK đã được chứng nhận Hợp Quy (Quyết định số 0551/QĐCN-IQC-HQ, ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định IQC về việc Cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm).

GIÁM ĐỐC

TS.HOÀNG NGỌC THUẬN

Email:hoangngocthuan@gmail.com

Mobie: 0913 077 147

PHÓ GIÁM ĐỐC

ThS. NGUYỄN ĐỨC DŨNG

Email:ducdungnisf@gmail.com

Mobie: 0343398159

NGHIÊN CỨU, KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN VÀ CUNG CẤP GIÁ THỂ, CHẾ PHẨM NÔNG HÓA

Nếu bạn có nhu cầu, chỉ cần gọi cho chúng tôi

02437643453hoặc

Liên hệ